Pages

25.8.12

Vietnam, Les 30 jours de Saigon (1975)



Xem để biết rõ bộ mặt thật của bọn CS chiếm cứ Miền Nam 1975, và ngày tàn của bọn chúng đã điểm


Những thước phim lịch sữ này xin các Bạn “saved” lại , gìn giữ cho đễ cho đàn cháu (nội ngoại) tham khão …
Nếu lúc đó Bạn đã có nhiều phương tiện di tãn (tốt) trước hay trong ngày 30/4/1975,  chắc chắn Bạn chưa bao giờ hiễu nỗi thống khỗ , hay biết thế nào là khóc trong sự tức tưỡi cũa người dân miền Nam . Mối căm phẫn ấy vẫn còn nén chặt trong lòng cho đến hôm nay !    

Đây là lúc và vẫn chưa muộn .
Mời Bạn xem lại đễ thấy rõ sự thật rạch ròi .
F r i e n d l y Yours
I n t e r n e t 
 C a f é
“wake up and smell the coffee”
______________________________________________________________________________________

Vietnam, Les 30 jours de Saigon Việt Nam 30 ngày trước và sau khi Saigon lọt vào tay cộng sản Bắc Việt.

Phim Pháp thực hiện nên có thể là thiên tả…
Xin mời Quý vị xem cho biết và thẩm định.
Les 30 jours de Saigon:

Vietnam - Les 30 jours de Saigon (30/4/1975), phát trên truyền hình Pháp ngày 5/6/1975. Hình màu, dài 1 giờ, xuất hiện đủ mọi gương mặt dân chúng tại Saigon từ lực lượng thứ 3 đến những người trong rừng ra, từ thành phần cách mạng 30/4 đến những người chạy loạn, và đủ mọi tâm trạng hồ hởi, lo sợ, khinh khỉnh.

Mặc áo đen, thay mặt Chánh phủ lâm thời trả lời phỏng vấn trong suốt bộ phim là bà Nguyễn Ngọc Tú (?).

Phút 2, trên lễ đài mừng chiến thắng ngày 5/5/1975 có các ông, bà Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Huỳnh Tấn Phát, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Đức Thắng.

Phút 9, một đơn vị bộ đội tạm thời trú đóng ở vườn cây trước dinh Độc Lập, bên hông nhà thờ Đức Bà. Thoáng qua tượng đài Petrus Ký trên Đại lộ Thống Nhứt trước khi bị chính quyền mới dỡ bỏ, dời về nhà Chú Hoả.

Phút 11, một anh cách mạng 30/4 cầm loa: “Chúng tôi chiều nay sẽ tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng chưa từng thấy trong suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ để chào mừng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng”.

Phút 14, luật sư, cựu dân biểu đối lập, cựu chủ tịch Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, bà Ngô Bá Thành hào hứng nói về vai trò của “Lực lượng thứ ba” và viễn ảnh một chính phủ nhiều thành phần.

Phút 15, kéo đổ tượng Thuỷ quân lục chiến trước trụ sở Hạ Nghị viện (Nhà hát Thành phố).

Phút 20, “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang, đồng ca bỡi những chiến hữu VNCH tữ thũ ỡ Xuân Lộc và bè bạn đang rã ngũ .

Phút 22, một cựu sĩ quan Quân lực VNCH.

Phút 24, phòng tuyến Trảng Bom sáng 27/4/1975. Trận kịch chiến cuối cùng giữa tiếng chuông nhà thờ Hố Nai . Nhân Dân Tự Vệ & người Kinh dân Thượng đều phãi  di tãn về phía Nam …

Phút 33, trên xa lộ Biên Hòa , rất gần cầu Saigon, cảnh một đứa nhỏ chừng
10 tuổi bị thương phần mềm nên máu me đầy mặt “thôi chết tui rồi. Lính biểu “đừng chạy, đừng có chạy”. Nó ngồi yên cho băng bó nhưng miệng vẫn tiếp tục la “dạ, chết con rồi, dạ đừng chết nha, tội nghiệp lắm (…), trời ơi máu chảy không ngừng nè, tui bị xe đụng 1 lần rồi giờ còn vầy nữa, có thuốc gì cho con uống hông chú, máu chảy ra hoài vầy chết sao, bắn ngay trán nữa, trời ơi đù má sao ác quá vậy…”.

Phút 44, ông Bùi Quang Thận ôm cờ Mặt trận. Ông Dương Văn Minh tại tiền sảnh dinh Độc Lập: “Tôi trao quyền lực lại cho những người xứng đáng hơn tôi rất nhiều”.

Phút 45, “một vài binh lính của quân đội thất trận vẫn chiến đấu trước Toà đô chánh Saigon”.

Phút 45, Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân tượng Thuỷ quân Lục chiến.

Phút 45, chuẩn bị treo cờ Mặt trận tại trụ sở Toà Đô chánh.

Phút 49, một thầy giáo ở Tân Định tập hợp học trò quét dọn đường sá.
Loa phóng thanh thông báo Saigon chính thức thay tên.

Phút 49, mặt sau Chợ Saigon, góc đường Thủ Khoa Huân, Lê Thánh Tôn.

Phút 52, ngồi trong xe chạy từ đại lộ Hàm Nghi qua Trần Hưng Đạo, một cô gái dự báo về các quyền tự do của người dân (giải trí, đi lại, nhảy đầm, báo chí) sẽ bị hạn chế, kiểm duyệt trong những ngày tới đây. “Họ không muốn người dân biết quá nhiều về các quyền tự do mà dân chúng các nước khác được hưởng”. “Mọi người ai cũng sẽ như ai, không còn người giàu, kẻ nghèo”.

“Liệu Saigon có trở thành bản sao của Hanoi?”
“Còn tuỳ…”
“Tuỳ chuyện gì?”
“Tuỳ thuộc việc Chánh phủ Cách mạng Lâm thời có tiếp tục tồn tại hay Hanoi sẽ vào đây nắm quyền. Nhưng chắc chắn cuộc sống không còn như trước.”
“Tại sao phải như trước? Như trước có tốt hơn?”
“Ngoài tình trạng tham nhũng ra thì (như trước tốt hơn)…”

Phút 54, một nhóm bộ đội trên đường Hùng Vương, góc Tôn Thọ Tường.
Phần âm thanh là giọng của một nhân viên chế độ cũ không muốn lên hình vì đã chống cộng tới phút cuối. Ông tuyên bố đã chiến đấu vì lý tưởng tự do cho quê hương ông, không phải vì chế độ ông Thiệu, vốn bị dân chúng chán ghét. Ông bi quan về tương lai sau ngày 30/4. Ông tự hào đã chiến đấu vì “mode de vie” (tạm dịch lối sống / hiến pháp quốc gia) với rất nhiều tự do mà dân chúng miền Nam đã được học và hưởng…



Xem xong Phim nói trên, thân mời quý vị và các bạn đọc lại bài ”Cả nước đã bị lừa” để đối chiếu với các sự kiện lịch sử.

No comments:

Post a Comment